Cất Tủ Lâu Giày Da Bị Mốc, Vì Sao?

Thời kỳ dịch bệnh, các địa phương bị giãn cách xã hội dẫn đến tình trạng nhân viên công sở phải làm việc tại nhà, giày da, giày công sở, phải nằm tủ không sử dụng thời gian dài. Đến khi phải sử dụng lại thì ôi thôi, đôi giày da bị mốc trắng, mốc xanh trông rất ghê. Nguyên nhân của việc lên mốc này là do đâu? Đôi giày da còn sử dụng được nữa hay không?

Không có gì phải lo lắng cả, chuyện giày da bị mốc do lâu ngày không sử dụng là chuyện quá đỗi bình thường. Tất nhiên có giày da để lâu không bị nhưng có đôi giày da để lâu lại bị. Vấn đề không nằm ở đôi giày mà hoàn toàn ở việc lưu trữ.

Việt Nam có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm là môi trường cực kỳ thích hợp cho nấm mốc phát triển, da bò sử dụng làm giày là một cấu trúc sinh học có khả năng lưu giữ độ ẩm tạo điều kiện để nấm mốc sinh sôi. Cái nền tảng da và độ ẩm đã có vậy thì chỉ cần thêm cái nhân, cái nguồn gốc của nấm mốc vi khuẩn nữa là đủ. Giày da khi được sử dụng không thể nào không bám bẩn, không thể nào không tiếp xúc vi khuẩn, không thể nào không tiếp xúc mầm nấm. Cho dù bạn kỹ lưỡng cách mấy thì sự thật giày da bạn không thể giặt như quần áo, phơi nắng thì giày sẽ bị bong keo, càng sử dụng thì giày càng mang nhiều vi khuẩn, nấm mốc, mầm bệnh là điều không tránh khỏi. Nếu tủ giày, nơi đặt giày của bạn ở nơi thoáng mát, độ ẩm thấp thì khả năng sinh nấm mốc thấp. Ngược lại nếu giày da được lưu trữ lâu ngày ở nơi có độ ẩm phù hợp thì chuyện nấm mốc sinh sôi là điều chắc chắn xảy ra.

 

Vậy thì giày da bị mốc phải làm sao? Xử lý giày da mốc đơn giản là dùng bàn chải phủ sạch nấm mốc đó đi sau đó nhét giấy báo vào hút ẩm cho giày. Da dùng để làm giày thường rất dày nên nấm mốc không gây ảnh hưởng đến chất lượng da. Tuy nhiên, nếu nấm mốc lâu ngày có thể ảnh hưởng đến chất lượng màu xi phủ bên ngoài giày. Khi đó bạn sẽ cần chăm sóc, đánh xi bóng giày da để đảm bảo đôi giày giữ được vẻ ngoài hoàn hảo nhất. Bên cạnh việc giày da bị mốc thì chất lượng keo cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu lâu ngày không sử dụng. Lý do là keo dùng trong sản xuất đế là keo “sống” liên kết dạng sợi, nếu không sử dụng sẽ bị chai cứng, mất độ dính. Trong sản xuất đế giày, các nhà sản xuất không sử dụng dạng keo dính cứng, dính chết như keo 502 do nó kém linh hoạt, có khả năng gãy vụn trong quá trình sử dụng đi lại. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Messenger icon