Vệ Sinh Giày Da Phòng Dịch Corona

Đối với dân công sở thì đôi giày da là vật không thể thiếu hằng ngày. Trong tình trạng dịch bệnh đang gia tăng, còn đôi giày là vật tiếp xúc trực tiếp với nền gạch có khả năng mang vi khuẩn làm lây lan mầm bệnh thì việc vệ sinh giày da thường xuyên là điều cần thiết.

 

Nên:

  • Sử dụng cây xỏ giày (Shoehorn) để mang giày thay vì dùng ngón tay để kéo gót giày khi xỏ chân vào giày. Bạn biết đấy cho dù có sử dụng vớ nhưng chân người luôn tiết mồ hôi lâu ngày sinh ra khá nhiều vi khuẩn. Mỗi lần mang giày bạn dùng ngón tay kéo gótgiày vô tình khiến ngón tay tiếp xúc với rất nhiều vi khuẩn. Nếu sơ ý chạm tay vào mắt, mũi, miệng thì việc nhiễm bệnh là điều khó tránh khỏi. Cây xỏ giày được Marco Alfredo tặng cho khách mua giày da sẽ giúp bạn giữ vệ sinh tốt nhất khi mang giày.
cây xỏ giày vệ sinh giày
  • Rửa tay thường xuyên, nhất là ngay sau khi mang giày, cởi giày.
  • Vệ sinh giày da bằng khăn khô sau khi sử dụng, nhét giấy báo hoặc hạt hút ẩm vào giày da. Điều kiện ẩm ướt sẽ khiến vi khuẩn dễ dàng sinh sôi, giữ giày da khô ráo cũng là cách hạn chế vi khuẩn, mầm bệnh phát triển.
  • Nên thay giày da mỗi 06 – 09 tháng 1 lần cho dù giày da còn sử dụng tốt. Đối với những đôi giày da đi làm hằng ngày thì việc chúng tiềm ẩn nhiều vi khuẩn, mầm bệnh là điều khó tránh khỏi. Giày da đúng như tên gọi được làm bằng da bò, cấu trúc sinh học của nó có khả năng lưu trữ, tạo điều kiện cho vi khuẩn, mầm bệnh phát triển, nhất là đôi giày mang dưới chân thì sẽ liên tục tiếp xúc bụi đất cùng vi khuẩn mới.

Không Nên:

  • Không nên vệ sinh giày da bằng xà bông diệt khuẩn. Da bò sau khi đã thuộc, tạo thành sản phẩm thì hạn chế tiếp xúc nước. Nước và xà bông sau khi tiếp xúc với giày da có thể khiến cho da bị ẩm, màu xi bị thâm không sửa chữa được. Nhất là nước sẽ làm ảnh hưởng chất lượng keo dán đế.
  • Một số bạn có ý nghĩ rằng sử dụng nước rửa tay khô hay cồn, rượu mạnh để thoa lên để vệ sinh giày da diệt khuẩn. Marco Alfredo khuyên bạn không nên làm vậy vì chất cồn trong các loại diệt khuẩn thấm vào da giày sẽ làm da khô cứng, bị chai hoàn toàn, trôi màu xi. Sử dụng hoá chất trên giày thì khi giày bị hư sẽ không được bảo hành .
  • Phơi nắng giày da cũng là một điều không nên do tia UV trong nắng sẽ làm phai màu xi, đồng thời ảnh hưởng đến chất lượng keo ép trong giày.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Messenger icon