Vì sao Giày Da Bung Keo Khi Ít Sử Dụng?

Trong cuộc sống có rất nhiều trường hợp bạn cảm thấy vô lý chằng hạn như một đôi giày da sử dụng liên tục thì không sao nhưng khi bạn cất tủ ít sử dụng lâu ngày thì giày da bung keo, hở đế. Lẽ ra một đôi giày ít sử dụng phải bền hơn một đôi giày sử dụng nhiều chứ? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời thuyết phục cho sự vô lý này nhé.

Một đôi giày da cơ bản thường sẽ bị bung keo ở vị trí tiếp xúc giữa phần da bên trên và phần đế bên dưới hay bị tách gót của đế giày. Nguyên nhân chính là do lớp keo liên kết bị khô, mất khả năng kết dính các loại vật liệu. Khác với suy nghĩ của đại đa số mọi người, keo dán có rất nhiều loại, cấu trúc, mục đích sử dụng cũng khác nhau. Loại keo phổ biến nhất mà ai cũng nghĩ ngay đến chính là keo 502, một dạng keo nước, dùng liên kết các loại vật liệu có mặt phẳng tiếp xúc, làm khô cứng vật liệu lại. Keo này có thể dùng để sửa chữa giày da bung keo tạm thời nhưng không phải là loại keo dùng để dán đế giày. Bạn có thể hình dung đế giày luôn bị co kéo, uốn cong trong quá trình ta đi tới đi lui, loại keo dùng để dán đế giày phải là một loại keo có tính liên kết động, không khô cứng hoàn toàn được. Vì giả sử dùng keo 502 dán đế thì đế sẽ khô cứng lại, giày bị uốn cong trong lúc sử dụng lâu dần sẽ phá vỡ liên kết cứng của keo 502. Chốt lại keo sử dụng dán đế là một loại keo liên kết vật liệu “không khô cứng”. Nếu như bạn từng tách rời đế giày da bạn sẽ thấy được nó không dễ dàng tách rời cái một mà bạn tách đến đâu đều thấy keo liên kết “kéo sợi” giữa 2 lớp vật liệu đến đó. Nếu chạm vào lớp keo này “còn tốt” nó sẽ cho cảm giác rít rít và nếu ép đế vào trở lại nó vẫn dính.

Hiểu về keo dán giày rồi thì vì sao giày da bung keo khi cất tủ lâu ngày?

Loại keo dán giày này như mô tả là một dạng keo liên kết kéo sợi giữa các loại vật liệu. Khi bạn sử dụng  giày đi lại thì trọng lượng của bạn sẽ nén ép phần đế và phần da vào nhau liên tục góp phần gia tăng độ kết dính giữa đế và da. Được nén ép vừa đủ lực khi đi lại & keo kết dính không bị khô hoàn toàn sẽ giúp cho keo dính chặt, tăng độ bền sản phẩm. Còn khi ta cất tủ lâu ngày không sử dụng, đó lại là một nguy cơ giảm độ bền cho giày. Thời tiết Việt Nam nóng ẩm, hơi nóng sẽ làm cho các lớp vật liệu giãn nỡ mà các lớp vật liệu khác nhau thì giãn nỡ khác nhau. Sự giãn nỡ không đồng đều khiến không khí có khả năng len vào giữa các lớp vật liệu. Nếu như bình thường giày có sử dụng thì keo sẽ phát huy tác dụng giữ chặt các loại vật liệu nhưng khi không được sử dụng thì không có lực ép vật liệu này. Không khí len vào giữa các loại vật liệu kết hợp với hơi nước sẽ làm keo khô cứng lại. Một khi keo khô rồi thì sẽ khiến giày da bung keo, hở gót.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Messenger icon